Đồi thông hai mộ Đà Lạt từ lâu đã trở thành nàng thơ của du lịch, thơ ca và âm nhạc của thành phố Đà Lạt. Không phải tự nhiên mà nơi đây lại trở nên nổi bật như vậy. Đồi thông hai mộ Đà Lạt chính là nơi ghi dấu ấn một cuộc tình đẹp của đôi lứa nhưng lại đầy ngang trái, nơi sở hữu cảnh đẹp của thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, làm cảm động biết bao tâm tình của người lữ khách.
Thơ, nhạc và truyện về Đồi thông hai mộ dần trở thành huyền thoại, nơi chất chứa tâm tình về một thành phố tình yêu nhưng lại có vẻ u buồn, nghẹn ngào.
Bây giờ ở nơi đó vẫn còn những câu chuyện kể, lời ca và khách du lịch vẫn hay lui đến tham quan, vì sự tò mò, muốn tìm hiểu về câu chuyện tình yêu có thật. Vẻ đẹp của một đồi thông đầy hoang sơ, yên bình, lánh xa sự hiện đại của thành phố chất chứa nỗi u buồn về một tình yêu đẹp nhưng không thành.
Cánh rừng thông của đồi thông hai mộ, cánh rừng ngày nay vẫn còn là địa điểm hoang sơ, nơi lui đến cuối tuần của các gia đình, các tour du lịch tham quan tìm hiểu và tận mắt nhìn thấy một mối tình bền chặt được khắc ghi bên nhau.
Điểm đến cắm trại, dã ngoại của nhiều gia đình chọn lựa, vì sự yên bình, mát mẻ và nằm cạnh trung tâm thành phố. Đặc biệt là đường cực kì dễ đi. Địa điểm còn là nơi quay phim, chụp ảnh ngoại cảnh, quay MV “ chuyện tình đồi thông hai mộ” làm nên tên tuổi của nhiều thế hệ nghệ sĩ, danh ca Việt Nam.
Giới trẻ cũng chọn lựa địa điểm đồi thông hai mộ để check-in vào buổi sáng sớm phủ đầy sương mờ và lúc hoàng hôn khuất núi. Vì sự thuận tiện, cảnh đẹp không thua kém bất cứ đồi thông nào, lại càng trung tâm thanh phố là một điểm cộng.
Nội dung đang cập nhật
Và còn nhiều homestay khác đẹp tại Đà Lạt nữa nhé xem thêm bài viết: Danh sách các homestay tại Đà Lạt
Lưu ý. Nội dung bài viết Đồi Thông Hai Mộ Đà Lạt Câu Chuyện Tình Yêu Đẹp Thắm Đượm Nỗi Buồn thuộc bản quyền của Công Ty Chuyên Tổ Chức Teambuilding & Sự Kiện Du Lịch INTOUR. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại INTOUR. (Hình ảnh sưu tầm từ facebook, instgram. Xin cảm ơn các bạn đã cùng chia sẻ hình ảnh cần thiết).
Đồi thông hai mộ, một địa điểm có thật, một thắng cảnh của Đà Lạt gắn liền với hồ Than Thở, điểm đến tham quan nổi tiếng của biết bao tour du lịch Đà Lạt. Từ đó mới có biết bao câu chuyện buồn nơi phố núi, tiêu biểu là nỗi buồn về tình yêu. Địa danh đồi thông hai mộ xuất phát từ câu chuyện có thật đầy bi kịch về những phận người đứng trước chữ hiếu và chữ tình.
Đồi thông hai mộ, là khu đồi thông rộng lớn, hoang sơ, luôn ám màu của sương mờ, man mát buồn và đầy những nét hoang sơ. Không phải vì những điều kiêng kị, mà vì đó vẫn còn là điểm đến bình yên, trong lành, chưa có sự xâm nhập mạnh mẽ của du lịch.
Khu đồi thông vẫn yên bình, tĩnh lặng, nơi dừng chân của mối tình đẹp, có thật nhưng đầy nỗi buồn. Địa điểm cũng trở thành nơi lưu giữ, những ký ức buồn về một thành phố sương lạnh, khoắc khoải, than thở về tình yêu được khắc ghi trên những rặng thông già rì rào trong gió.
Đồi thông hai mộ nằm tại đường Hồ Xuân Hương, Phường 12, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, đối diện bờ hồ Than Thở. Cách trung tâm thành phố 6km, hướng về làng hoa Thái Phiên, ngoài ra bạn có thể thuê xe máy tại homestay hay sạn, còn nếu như chưa tìm ra chỗ thì xem thêm bài viết: dịch vụ cho thuê xe máy tại Đà Lạt nhé
Hoặc tham khảo bản đồ bên trên theo hướng đi từ bến xe Thành Bưởi Lữ Gia Đà Lạt
Đồi thông hai mộ, ngôi mộ chung của đôi lứa yêu nhau vì sự trái ngang và đối lập về gia thế, hoàn cảnh và tôn giáo, hiếu nghĩa mà trở thành đau thương của chàng trai mang tên Vũ Minh Tâm và cô gái Lê Thị Thảo. Ngoài tình cảnh éo le, thân phận con người thời chiến, làm tình yêu cũng trở nên chắc trở, không chỉ riêng cho anh Tâm hay chị Thảo, mà còn là của bao thế hệ trẻ lúc đương thời.
Câu chuyện bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XX, khi Vũ Minh Tâm con trai duy nhất của một chủ đất giàu có nhất xứ Gò Công, theo học tại trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, nay là là Học viện Lục quân Đà Lạt. Cô Thảo lại là giáo viên dạy văn của trường nữ sinh Bùi Thị Xuân, cô mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lớn lên trong nhà dòng và theo đạo Thiên Chúa còn nhà anh Tâm theo đạo Phật, gia cảnh cũng trái ngược, thân phận xã hội khác nhau nên là điều oan trái cho mối lương duyên này.
Hàng ngày anh Tâm hay ngồi bên mái nhà nhỏ nơi hồ Than Thở, hàng ngày cô Thảo đi dạy về ngang đọc thư tình anh viết. Tình cảm thắm thiết theo thời gian, đôi lứa cùng thề non hẹn biển
“Dù cho vật đổi sao dời
Thảo Tâm cũng nguyện, một đời bên nhau”
Tốt nghiệp xong anh trở về quê xin cha mẹ đem cao trầu cưới hỏi, nhưng vì nghịch cảnh về hai thân phận và địa vị xã hội nặng gánh, cuộc hôn nhân tưởng chừng sẽ đến lại thành bi kịch trái ngang.
Đó là khi anh Tâm trở lại Đà Lạt, từ biệt cô Thảo trở về quê hương lo công việc gia đình. Nào ngờ, lời nói đồn xa, cô ở Đà Lạt hay tin anh lấy vợ rồi, vì chữ hiếu trả cho cha mẹ. Thành phố buồn đượm, nỗi buồn vắt trên mái đầu xanh thành nỗi buồn sâu thẳm trong trái tim của tuổi mộng mơ, cô nghĩ anh đã thật sự phụ tình mình, cô trầm mình vào dòng nước lòng hồ Than Thở, nơi chứng kiến của tình yêu, cũng là nơi kết thúc một đời của cô.
Đà Lạt có thác Cam Ly
Có hồ Than Thở người đi sao đành.
Trước giây phút tuyệt mệnh, cô viết lại bức thư, gửi gắm. Mong ai vớt được xác mình, xin đem đến chôn bên ngọn đồi thông đối diện bờ hồ, cô xé tà áo dài trắng viết nên dòng thơ.
"Tà áo trắng nay tình ta đã hết
Chút tình này xin trả lại cho nhau".
Khi cô mất, người ta đem xác cô về chôn nơi ngọn đồi. Khi trả hiếu cho cha mẹ bằng cuộc hôn nhân, anh lại tìm về Đà Lạt thì nghe tin người yêu đã mất. Từ đó anh cũng thôi việc học, tâm trạng buồn anh ghi danh ra chiến trường. Đi được vài tháng, trước sự nguy hiểm của trận địa, anh chẳng may bị thương, anh biết mình không thể qua khỏi, anh nhờ đồng đội đưa anh về Đà Lạt.
Nhớ lúc từng thề ước “Nếu không được chung một mái nhà, thì chết nhất định sẽ chung một nấm mồ”. Trước khi chết anh xin được chôn chung nấm mồ với cô Thảo, lập một tấm bia đôi ghi chữ “mệnh chung”.
Phần mộ còn có khắc những vần thơ, kể về chuyện tình.
“Nước biếc non xanh dù biến đổi
Mối tình chung thủy Thảo trong Tâm
Chiều chưa xuống mà nắng vàng vội tắt
Đêm chưa về mà cỏ đã đầm sương
Cả núi rừng ngấn lệ tiếc thương.
Cho mối tình ngang trái của đôi uyên ương không thành..."
Ngày nay, dấu tích phần mộ vẫn còn lưu giữ, khu rừng thông vẫn còn hiện diện, bờ hồ Than Thở nay vẫn còn. Duy chỉ, phần mộ của Vũ Minh Tâm đã được người thân đưa về quê nhà tận xứ Gò Công để chôn cất. Khu rừng thông hai mộ hằng ngày vẫn có rất nhiều lượt khách đến tham quan, check-in địa điểm đẹp Đà Lạt, bên cạnh đó là thăm viếng phần mộ của 2 người xem như một phần không thể thiếu của Đà Lạt.
Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn về Đồi Thông Hai Mộ Đà Lạt Câu Chuyện Tình Yêu Đẹp Thắm Đượm Nỗi Buồn