Đà Lạt thành phố mù sương, điểm du lịch nổi tiếng của Tây Nguyên luôn gây vấn vương trong lòng khách du lịch. Nơi đây nổi tiếng với khí hậu trong lành và mát mẻ quanh năm, hoa tươi hé nở bốn mùa, thấm đẫm những chuyện tình yêu lãng mạn, mưa phất, sương mờ…. nhưng cũng là trung tâm của du lịch tín ngưỡng công giáo, nơi xuất phát của những bản tình ca bất hủ như tình khúc “Thành Phố buồn” của cố nhạc sĩ Lam Phương.
“Thành phố buồn nằm nghe khói tỏa,
Người lưa thưa chìm dưới sương mù
Quỳ bên nhau trong góc giáo đường,
Tiếng kinh cầu dệt mộng yêu đương
Chúa thương tình, sẽ cho mình mãi mãi gần nhau”
Những khúc nhạc tình lãng mạn về những thánh đường công giáo chạm đến lòng người qua những khúc kinh cầu. Không chỉ dịu êm mà còn là không gian cất giữ những dấu ấn của Đà Lạt xưa, một nét bình yên, giản dị như Chủng Viện Minh Hòa Đà Lạt.
Chủng Viện Minh Hòa là một địa điểm được rất nhiều du khách đến tham quan và địa điểm này luôn được đánh giá review là tốt nhất và nên một lần đến tham quan.
Và còn nhiều homestay khác cũng chung khu vực phường nữa nhé xem thêm bài viết: Danh sách các homestay tại Đà Lạt
Lưu ý. Nội dung bài viết Chủng Viện Minh Hòa Đà Lạt Dấu Ấn Yên Bình thuộc bản quyền của Công Ty Chuyên Tổ Chức Teambuilding & Sự Kiện Du Lịch INTOUR. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại INTOUR. (Hình ảnh sưu tầm từ facebook, instgram. Xin cảm ơn các bạn đã cùng chia sẻ hình ảnh cần thiết).
Không gian kiến trúc thánh đường
Chủng Viện Minh Hòa được thành lập từ những năm 60 của thế kỉ XX và được lưu giữ đến ngày nay. Vì thế, Chủng Viện Minh Hòa không chỉ là nơi tu học, còn là điểm đến du lịch tâm linh, tiềm ẩn những nét đẹp dịu hiền thơ mộng của một thoáng Đà Lạt nhẹ nhàng, bình yên.
Chủng Viện Minh Hòa được bao bọc bởi rừng thông xanh và hàng tùng cổ thụ, đan xen ở trung tâm chủng viện là thánh đường với nét kiến trúc sáng tạo độc đáo.
Chủng viện nổi bật bởi nét kiến trúc sáng tạo mang đậm tính dân tộc khi kết hợp với lối kiến trúc đô thị hiện đại trên nền vật liệu truyền thống (gỗ, đá, gạch). Giáo đường chính là kiến trúc theo kiểu cổ điển tối giản vận dụng gỗ thiên nhiên tạo nên chốn giáo đường thuần Việt, gần gũi hơn với lối nhà ở của người Việt.
Kiến trúc nổi bật của Đại Chủng Viện Minh Hòa khi xây dựng thánh đường theo lối kiến trúc nhà “Rông” (không gian sinh hoạt cộng đồng thấm đẫm tinh thần hòa thuận tôn giáo, thôn xã Việt Nam) nổi bật của mảnh đất Tây Nguyên. Kiểu nhà chữ A, mái ngắn – mái dài, góc nhọn ở đỉnh để phù hợp với thời tiết mùa mưa của Đà Lạt.
Đường nét kiến trúc của thánh đường mang đậm sắc thái Á Đông, không gian nơi giáo đường đầy tính trang nghiêm nhưng cũng không kém phần thơ mộng và ấm áp với tông màu trầm ấm. Lại thoáng mở gần gũi với thiên nhiên.
Không gian bên trong thánh đường thông thoáng với hệ thống cửa kính hứng ánh sáng, tất cả mang tông màu trầm toát lên vẻ đẹp trang nghiêm đầy bí ẩn. Khi bước qua khỏi cánh cửa lớn làm bằng gỗ thấy ngay mái vòm ngôi nhà thờ cao vút.
Hai bên là những hàng cột gỗ uy nghi và sang trọng, tạo cho người ta có cảm giác như đang bước vào không gian cổ xưa, một chốn hoài niệm, đẫm màu của thời gian.
Không gian bên ngoài
Không gian bên ngoài là khoảng trời rộng lớn, đơn giản, bình yên bởi sự tách biệt hoàn toàn với trung tâm nên nơi đây thực sự yên bình thư thả. Khuôn viên xanh màu của cây, của cỏ, sắc màu từ hoa, cái gió của cao nguyên mát lạnh.
Ngoài việc tham quan, tại đây cũng là nơi tổ chức lễ, không gian sinh hoạt cho các tín đồ, nơi thư thả để mọi người tìm đến sự bình yên, thư giãn lẫn học tập. Mỗi sớm và chiều không gian rộng lớn của chủng viện ngập tràn làn sương mờ che phủ những dãy thông đang dần lớn, đến đây cứ mỗi sớm mai là được ngắm nhìn hoa vàng trên làng cỏ xanh tươi. Chủng Viện Minh Hòa nơi tĩnh lặng, tôn nghiêm, chốn giáo đường thanh tịnh mà động lòng biết bao du khách.
Chủng Viện Minh Hòa ngày nay trực thuộc giáo phận Đà Lạt. Xưa kia là cao nguyên Trung bộ thuộc Giáo phận Ðông Ðàng Trong (1844). Những năm 1907, cả vùng đất Bình Thuận và Lâm Ðồng bây giờ được sát nhập vào Nam Kỳ Lục Tỉnh và thuộc giáo phận Tây Ðàng Trong, rồi Giáo phận Sài Gòn (1924). Năm 1920, Giáo xứ Ðà lạt được thành lập. Giáo phận Đà Lạt được trao cho Ðức Cha Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền, với 81 linh mục triều và dòng coi sóc 77.324 giáo dân trên tổng số 254.669 người.
Chủng Viện Minh Hòa với tên gọi khác là nhà thờ Thánh Mẫu. Chính thức thành lập từ ngày 23/02/1967. Vào ngày 22/04/1980 lấy tên chính thức Chủng Viện Minh Hòa khi hợp nhất Tiểu Chủng Viện Simon Hòa và Cư xá Đại Chủng Viện Minh Hòa.
Chủng Viện Minh Hòa hơn 55 năm hình thành và phát triển đáp ứng nhiệm vụ xây dựng tôn giáo niềm tin dân tộc phụng sự nước nhà.
Các Ðức Cha đã và đang cai quản Giáo phận.
Chủng Viện Minh Hòa gần ngay trung tâm thành phố nên việc di chuyển và tham quan nên vô cùng dễ dàng. Trên đường đến với chủng viện có rất nhiều điểm tham quan du khách có thể ghé tham quan:
Hãy xem thêm nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn khác của Đà Lạt tại bài viết: Top những địa điểm tham quan check - in đẹp Đà Lạt
Ngày nay, Chủng Viện Minh Hòa trở thành nơi đào tạo “Giáo chức mục tử” nhiệt thành đáp ứng các chức vụ tôn giáo phụng sự sứ mệnh tôn giáo của dân tộc. Chủng Viện Minh Hòa đào luyện mục tử về đạo đức, đời sống phù hợp lối sống Công Giáo với ba chiều kích: giáo dục, huấn luyện và đồng hành:
Chủng Viện Minh Hòa không ngoài việc đào tạo các linh mục đã và đang xây dựng đời sống giáo dân đi đôi với sự nghiệp xây dựng đất nước bằng những hành động thiết thực bằng quỹ hoạt động từ thiện bác ái “Caritas Đà Lạt” như:
Chủng Viện Minh Hòa cũng là nơi “toát ra một bầu khí đạo đức, hiếu khách và hiếu học”. Từ lẽ đó việc du lịch, tham quan Đà Lạt tại Chủng Viện Minh Hòa cũng được khuyến khích từ những tầm nhìn khác biệt.
Chủng Viện Minh Hòa tọa lạc tại số 59 Vạn Kiếp, phường 8 thành phố Đà Lạt. Cách trung tâm thành phố khoảng 5km.
Bạn đi từ bến xe Thành Bưởi trung tâm thành phố Đà Lạt -> Đi dọc theo Phan Bội Châu đến Đường Bùi Thị Xuân -> Đi theo Đường P. Đ Thiên Vương đến Đường Vạn Kiếp tại Phường 8 - > Chủng Viện Minh Hòa 51 Đường Vạn Kiếp, Phường 7, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam
Bản đồ bên trên được tính từ bến xe Thành Bưởi Phan Bội Châu
Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn về Chủng Viện Minh Hòa Đà Lạt Dấu Ấn Yên Bình