Chùa Linh Phước Đà Lạt hay còn gọi với cái tên dân dã là Chùa Ve Chai nằm ở số 120 Tự Phước, Trại Mát, phường 11, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, ngôi chùa từ lâu đã được biết đến bởi kiến trúc độc lạ kết hợp với những mảnh sành, mảnh sứ đầy màu sắc và để lại ấn tượng khó thể nào quên trong lòng khách du lịch.
Đến với chùa Linh Phước Đà Lạt, các bạn vừa có thể tham quan vừa kết hợp đi lễ chùa và được tìm hiểu sâu hơn về câu chuyện chùa Linh Phước Đà Lạt 18 tầng địa ngục.
Chùa Ve Chai được khởi công xây dựng từ năm 1949 và mất 3 năm để hoàn thiện. Đến năm 1990, bằng sự thiết kế và chỉ huy thi công của sư trụ trì đời thứ năm cảu chùa là Thượng Tọa Thích Tâm Vị và sự quyên góp của quý Phật tử địa phương cùng quý Phật tử các nơi, Chùa Ve Chai đã được xây dựng lại toàn bộ như ngày hôm nay. Nay chùa Ve Chai là một trong những điểm du lịch hấp dẫn và đẹp nhất của Đà Lạt.
Ngôi chùa đã qua 5 đời trụ trì là:
Ngôi chùa thanh tinh, yên tĩnh tu tập mà vẫn được hàng ngàn du khách trong ngoài nước mong muốn được đến 1 lần trong đời.
Ngoài kiến trúc đẹp lạ, ngôi chùa này hiện đang nắm giữ rất nhiều kỷ lục như:
Ngôi chùa tạo tác bằng miếng sành nhiều nhất
Để hoàn thiện ngôi chùa, các nghệ nhân và tăng ni người Huế đã phải rất cố gắng, tỉ mỉ tới từng chi tiết nhỏ. Ngôi chùa được tạo dựng phần cốt bằng xi măng với các hoa văn hình rộng – phượng;… Sau đó họ ghép những mảnh sành; mảnh sứ và cả những chất liệu từ ve chai đắp vào từng bờ tường, góc mái.
Riêng mình thì cảm thấy, công đoạn các sư thầy phải đi gom góp đủ số lượng ve chai về; chưa kể còn xúc rửa từng món; cắt ra mài khảm thật tỉ mỉ rồi ghép được chúng khớp với nhau đã vô cùng khó khăn và vất vả.
Tháp chuông cao nhất Việt Nam
Tháp chuông nằm đối diện với Long Hoa Viên và là điểm check in của đông đảo các bạn trẻ.
May mắn bạn còn có thể nhìn thấy ” hào quang bảo tháp ” nếu đến đúng dịp. Ở đây, người ta truyền miệng với những câu chuyện ánh hào quang rực sáng phía trên đỉnh bảo tháp. Nhưng các nhà khoa học lại nhận định rằng đó chỉ là hiện tượng cầu vồng không hoàn hảo.
Dù sao thì đây cũng là một hiện tượng tự nhiên mà ai cũng muốn chứng kiến tận mắt phải không nào!
Bảo tháp có 7 tầng với chiều cao hơn 37m. Phía bên trong tháp được treo một đại Hồng Chung cao 4.3 và nặng 8.700kg. Đại Hồng Chung này được ghi nhận là chuông chùa nặng nhất nước ta.
Tượng Phật trong nhà bằng bê tông cao nhất Việt Nam
Pho tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát cao 17m; phía sau là phiến lá Bồ Đề có họa tiết tinh xảo. Nhìn tổng quan thì pho tượng phật khổng lồ được đặt chính giữa bảo điện như một điểm sáng để làm hài hòa lại màu sắc kiến trúc.
Ở các tầng đều được đặt rất nhiều pho tượng phật khác nhau ( khoảng 327 pho tượng ); kích thước mỗi pho tượng cũng cao tới 3,7m.
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát làm từ hoa Bất Tử lớn nhất thế giới
Với chiều cao lên tới 18m và được chế tác từ 650 triệu bông hoa Bất Tử; chùa Ve Chai đã xác lập kỉ lục Châu Á vào năm 2010.
Để hoàn thiện các nghệ nhân phải mất tới 36 ngày; chỉ tính riêng cân nặng của hoa thôi cũng khoảng chừng 1.630kg. Cứ 2 năm 1 lần, hoa gắn trên tượng sẽ được thay mới hoàn toàn. Những con số vô cùng ấn tượng phải không nào?
Tượng Bồ Đề Đạt Ma & Khổng Tước Vương bằng gỗ sao lớn nhất Việt Nam
Cùng năm 2011, chùa Linh Phước được xác lập cùng lúc 2 kỷ lục là ” tượng Bồ Đề Đạt Ma ” và ” tượng chim Khổng Tước Vương ” bằng gỗ Sao lớn nhất Việt Nam; do Tổ chức kỷ lục Việt Nam công bố.
Hiện cả 2 pho tượng đều được đặt trong khuôn viên chùa.
Gốc cây gỗ Trâm chứa bộ kinh pháp lớn nhất Việt Nam
Gốc cây này được đặt ở Bảo tàng cổ vật chùa Linh Phước( Ve Chai ). Bên trên được điêu khắc lời dạy trong trích từ bộ kinh pháp Phật giáo; đáng chú ý nhất là tài điêu khắc tinh xảo với hình ảnh Đức Phật phía trên đỉnh gốc cây.
Cũng tại Bảo tàng cổ vật, bộ bàn ghế được trưng bày và thu hút được sự chú ý của đông đảo du khách.
Phải thật tinh ý bạn mới nhìn được hết vẻ đẹp điêu khắc của tác phẩm này.
Song Tùng Bách Hạc
Vào cuối năm 2013, chùa Ve Chai đã xác lập thêm 2 kỷ lục. Một trong số đó là bức điêu khắc gỗ ” Song Tùng Bách Hạc ” lớn nhất Việt Nam. Tác phẩm này thể hiện hai cây tùng với 120 con chim hạc; được làm từ gỗ sao cao 4,5 m, rộng 7,2m hết sức tinh xảo và đẹp mắt.
Bộ phản bằng gỗ Sao lớn nhất Việt Nam
Với chiều dài 15m, rộng 2,5m và dày 0,3m làm từ gỗ Sao. Bộ phản gỗ này được xác lập kỷ lục cùng thời điểm với tác phẩm Song Tùng Bách Hạc.
Chùa ve chai 18 tầng địa ngục
Căn hầm với chiều dài 300m; bên trong thiết kế cảnh quang mô phỏng 18 tầng địa ngục. Xuyên suốt từ khi bước vào cho tới khi kế thúc, căn hầm bao trùm nỗi đau khổ cùng cực trên mỗi tội nhân.Lấy cảm hứng từ câu chuyện Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ ruột ra khỏi kiếp đọa đầy, đau khổ. Mỗi tầng là 1 bức tranh sống động của nhân quả nghiệp báo và lòng hiếu thảo của Mục Liên.
Cũng tại nơi này, khu trưng bày tượng sáp chùa Linh Phước đã khiến ai ai cũng phải trầm trồ. Khu trưng bày tượng sáp của chùa Ve Chai, thoáng nhìn cảm tưởng đây chính là người thật vậy!
Chùa Ve Chai còn có rất nhiều tác phẩm và cổ vật đẹp – có giá trị nghệ thuật vô cùng đặc sắc mà mình không thể liệt kê hết tại bài viết này được. Vẻ đẹp văn hóa – kiến trúc sẽ càng đẹp hơn khi ta cảm nhận nó ở thực tế.
Với tổng diện tích 6.666,84m2; ngôi chùa được xây dựng hoàn kiến trúc từ khảm sành – khảm sứ vô cùng độc đáo; cũng vì điều này mà ngôi chùa được người dân bản địa quen gọi với cái tên “ chùa Ve Chai “.
Điểm đặc biệt là những kiến trúc đồ sộ này do chính tay các tăng ni, phật tử từ Thừa Thiên Huế xây dựng nên.
Ngôi chùa gây được ấn tượng với khách hành hương là Long Hoa Viên, tạc hình con rồng uốn lượn dài tới 49 m quanh tượng đài Phật Di Lạc. Vây rồng được làm bằng 12.000 vỏ chai bia, bên cạnh thân rồng có hồ nước và hòn giả sơn, có tượng Phật Di Lạc ngự trên đỉnh.
Tiếp theo phải kể đến chánh điện và Tiền đàng bảo tháp, một công trình kiến trúc đồ sộ và độc đáo: chánh điện dài 33 m, rộng 22 m; Tiền đàn bảo tháp cao 27 m được chạm trổ hình rồng.
Lầu 1 có gian thờ 108 tượng “Thiên thủ thiên nhãn”. Trong nội điện, tượng Phật Thích Ca cao 4,9 m kể cả tòa sen, được làm bằng bê-tông cốt thép, bên ngoài thiếp vàng, phía là bức phù điêu cảnh Bồ Đề Thọ rất sống động.
Toàn bộ ngôi Tháp trang trí rồng phượng hoa văn điển tích tứ thời, tứ quý, bát âm, bát bửu … từ mái đến vách trong ngoài lancan, cột cửa đều khảm sành rất công phu. Mua hàng trăm tấn miểng sành sứ từ Bát Tràng Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, tỉnh Song Bé, Bình Dương về tôn tạo chùa và bảo tháp.
Trước sân chùa còn có Bảo đài Quan Thế âm Bồ Tát tạo dáng rất hài hòa cân đối. sau đài Quan Âm là bãi đậu xe rộng rải cho khách hành hương về tham quan lễ bái.
Ngôi nhà Tăng là nơi sinh hoạt của chư Tăng. Nhà tăng gồm 3 tầng, trên cùng là Tịnh Đường và ao sen bán nguyệt. Tầng giữa và tầng trệt là các phòng cho Tăng chúng.
Chính giữa nhà là phòng khách lớn và thư viện của chùa. Trước sân nhà Tăng là tháp mộ của Hòa Thượng Thượng Quang hạ Lý và hoa viên tươi mát cùng bức phù điêu sơn thủy sống động.
Ngôi chùa có 6 khu: Chính điện; sân chùa ( Hoa Long Viên ); Bảo tháp; điện Quan Thế Âm; khu trưng bày cổ vật; 18 tầng địa ngục.
Nơi này có cả một cửa hàng bán đồ chay (đồ ăn trưa, đồ khô) tại Long Hoa Viên bên tay trái cổng đi vào. Nó phục vụ chủ yếu đồ ăn cho các tăng ni, phật tử trong chùa và cả du khách vãn cảnh chùa.
Đồ ăn có bún, phở, hủ tiếu, cơm, đồ chay giá từ 20k/ suất. Tại đây bán theo phiếu ăn. Ngoài ra bạn muốn mua đồ về làm quà hay thưởng thức có thể chọn gạo lứt rang, các loại mứt sấy, trái cây sấy, chuối sấy…
Hoặc bạn ghé khu vực đằng sau Long Hoa Viên, chính là nơi bán đồ gỗ quý, đồ phong thủy có tỳ hưu, thiềm thừ (cóc ngậm tiền). Ah nhớ nơi này có chiếc bàn xoay cực trứ danh bạn thử cho tay lên đó và xoay xem có điều gì linh ứng không nha. Ngoài cổng chùa có các gánh hàng rong chuyên bán đồ ăn vặt, đồ khô ngon và nhận xem chỉ tay nếu bạn muốn nữa đó.
Và còn nhiều homestay khác cũng chung khu vực phường nữa nhé xem thêm bài viết: Danh sách các homestay tại Đà Lạt
Lưu ý. Nội dung bài viết Chùa Linh Phước Chùa Ve Chai Điểm Đến Tâm Linh Đà Lạt thuộc bản quyền của Công Ty Chuyên Tổ Chức Teambuilding & Sự Kiện Du Lịch INTOUR. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại INTOUR. (Hình ảnh sưu tầm từ facebook, instgram. Xin cảm ơn các bạn đã cùng chia sẻ hình ảnh cần thiết).
Chùa có địa chỉ tại 120 Tự Phước thuộc phường 11 thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng.
Số điện thoại:
Để đi đến chùa bạn có thể đi theo chỉ dẫn sau:
Từ chợ Đà Lạt => qua cầu ông Đạo đi đường Trần Quốc Toản => Hồ Tùng Mậu => đường Trần Hưng Đạo => đường Hùng Vương => đi theo Quốc Lộ 20 xuống hết con dốc thuộc địa phận Trại Mát, đi khoảng 800 nữa nhìn sang bên tay phải sẽ thấy bức tranh hình tượng Phật Di Lạc đi vào khoảng 70m bạn sẽ thấy hiện ra một ngôi chùa kỳ lạ được tạo nên bởi hàng triệu mảnh ve chai.
Hoặc bạn có thể đi theo google maps nhé, điểm bắt đầu là nhà xe Thành Bưởi nằm ở Lữ Gia bạn nhé.
Gần khu vực chùa ve chai bạn có thể tham quan những địa điểm gần đây như:
Nếu bạn chưa lên được kế hoạch đi đâu, ăn uống và vui chơi check-in tại Đà Lạt, thì hãy tham khảo thêm tour du lịch Đà Lạt của chúng tôi nhé! Chắc chắn, bạn sẽ có những trải nghiệm rất tuyệt vời tại xứ sở ngàn hoa này.
Chùa Ve Chai Đà Lạt là nơi trang nghiêm của cửa phật, khi tham quan bạn cần những chú ý sau:
Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn về Chùa Linh Phước Chùa Ve Chai Điểm Đến Tâm Linh Đà Lạt